Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS





Đã
bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông
báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị
phần cứng trong máy.Quá trình kiểm tra này được gọi là POST
(Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng
bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa
sẽ phát ra vài tiếng bíp.Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể
tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính.


Trên
các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chip xử lý đảm nhiệm
nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ
làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chip điều khiển bàn phím bị
lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.

Bài này, chỉ đề cập
tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện
nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị
thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được
đề cập tới trong bài này.

(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được
tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS,
chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một
vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông
tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp
theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ
nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến
hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ
đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần
cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua
xem xét ổ đĩa C).

Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

1 tiếng
bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy
mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì
phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu
không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi
động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay
bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra
card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn
hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm
lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp
ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ
bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt
giờ của bo mạch bị hong

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có
thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều
khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard
hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải
thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU
khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu
vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay
card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS
khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay
bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị
hỏng. Thay bo mạch khác.

1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm
lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác

1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không
test được video. Cắm lại card màn hình.

BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của
BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp
một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng
ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

Mô tả mã lỗi chẩn đoán
POST của BIOS PHOENIX

1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông
tin cấu hình lưu trong CMOS.

1-1-4: BIOS cần phải thay.

1-2-1:
Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.

1-2-2: Bo mạch chủ có vấn
đề.

1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch
chủ.

1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

1-3-4: Bo mạch chủ có
vấn đề.

1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-4-2: Xem lại
RAM.

2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có
vần đề.

3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả
năng phải thay mainboard.

3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị
hỏng.

3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại
card màn hình hoặc thử với card khác.

3-4-_: Card màn hình của bạn không
hoạt động.

4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Trước
tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn
đề.

4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

4-2-4: Một trong những card bổ sung
cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu
không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard
mới.

4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.

4-3-2: Xem 4-3-1.

4-3-3: Xem
4-3-1.

4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm
tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

4-4-1:
Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có
được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp
này.

4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

4-4-3: Bộ
đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên
thay.

1-1-2: Mainboard có vấn đề.

1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS,
kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.





Leave a Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts